Phần 2: Cây Họ Đậu

Trần Minh Khang
Th 5 01/06/2023

CÁC LOẠI RAU TRỒNG TRONG VƯỜN RAU TẠI NHÀ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Trong bài trước chúng ta đã được biết về cách cơ cấu một vườn rau mini tại nhà rồi. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn người mới chi tiết cách trồng các loại rau trên khu vườn đó nhé.

PHẦN 2: CÂY HỌ ĐẬU

Đôi nét về cây họ đậu 

Tất cả các loại cây họ đậu đều là loại đậu thân mềm quả mềm. Mặc dù hầu hết các loại đậu xanh đều thực sự có màu xanh lá cây, nhưng đôi khi chúng cũng có các loại màu tím, đỏ, vàng và sọc. Ở Việt Nam thì phân ra thành loại đậu cây lùn (bụi) và đậu đũa leo dàn và quả dài

Sự khác biệt giữa Đậu lùn (bụi) và đậu đũa xanh là gì?

  • Sự khác biệt chính giữa nhiều loại đậu xanh là đặc điểm sinh trưởng của chúng sẽ phát triển thân bụi hay thân leo.
  • Cây đậu cove lùn (hay đậu bụi) là cây có sự phát triển nhỏ gọn (cao khoảng 40-70cm) và không cần thêm sự hỗ trợ từ cấu trúc như giàn. Hầu hết đậu bụi cho quả dẹp ngắn chỉ khoảng 20cm.
  • Đậu đũa mọc thành dây leo có thể cao tới 4-6m và cần có giàn hoặc cọc hỗ trợ cho sự leo của cây. Hầu hết đậu leo dàn hay đậu đũa sẽ cho quả tròn dài thành chùm và có thể dài tới 40cm.
  • Tất nhiên, mỗi loại sẽ có những yêu cầu khác nhau về chăm sóc và cũng có những đặc điểm sinh lý rất khác biệt:
  • Đậu lùn thường ít cần chăm sóc phân bón hơn do kích thước nhỏ của chúng, nhưng đậu dài leo dàn thường cho năng suất quả đậu lâu hơn và cao hơn và hầu hết đều kháng nhiều bệnh.
  • Đậu lùn sinh trưởng trong khoảng 50 đến 55 ngày; đậu giàn sẽ mất từ ​​55 đến 65 ngày.
  • Đậu bụi thường ra trái và cho thu hoạch chỉ một lần, vì vậy hãy chuẩn bị cây giống để trồng cây gối nhau 2 tuần 1 lần để được thu hoạch liên tục. Đậu leo giàn cho thu hoạch quả lâu hơn và sẽ ra quả liên tục trong một hoặc hai tháng nếu bạn tiếp tục thu hoạch.

Sinh trưởng và phát triển

Đậu phát triển tốt nhất ở đất thoát nước tốt, có độ phì nhiêu bình thường và có độ pH từ axit đến trung tính (6,0–7,0). Chúng thường không cần phân bón bổ sung vì chúng thường có khả năng cộng sinh với vi khuẩn họ đậu và tự cố định nitơ trong đất. Tuy nhiên, đất đặc biệt nghèo vẫn nên được bổ sung phân hữu cơ đã sử lý vào mùa thu trước khi trồng (hoặc khoảng một tuần trước khi trồng vào mùa bất kỳ).

Tham khảo: Phân hữu cơ cho rau sạch.

Cây đậu có bộ rễ mẫn cảm vì thế hạn chế nhất việc làm đứt rễ của cây. Tốt nhất là ngay khi gieo hạt đã chuẩn bị xong hệ thống giàn cho cây nếu cần.

Thời vụ trồng đậu

  • Đậu phát triển tốt nhất khi gieo hạt trực tiếp ngoài trời. Gieo bất kỳ lúc nào sau ngày lập xuân đều được. Nhiệt độ thích hợp cho trồng đậu đó là trên 9 độ C. Không trồng quá sớm trong mùa đông vì đất ẩm, lạnh sẽ làm chậm quá trình nảy mầm và có thể làm hạt bị thối.
  • Mẹo: Nếu gieo hạt vào thời điểm nắng nóng hoặc khô có thể phủ lên luống gieo một ít rơm rạ hoặc vải lưới đen để tăng độ ẩm.
  • Không nên ươm hạt trước khi trồng vì bộ rễ rất mẫn cảm nên thường cây con sẽ bị chết nếu bị đứt rễ trong quá trình chuyển cây từ bầu vào đất. Thêm vào đó, chúng thường phát triển rất nhanh nên chỉ thích hợp trồng cố định trực tiếp vào vị trí đã bố trí từ trước ngay từ khi gieo hạt.

Mật độ trồng đậu

Cách trồng đậu

  • Gieo hạt đậu bụi sâu 3 cm và cách nhau 5 cm theo hàng cách nhau 45 cm.
  • Gieo đậu leo giàn sâu 2cm, xung quanh đặt giá đỡ hoặc giàn leo để đậu leo lên. Khoảng cách thích hợp là mỗi cây cách nhau 20cm.
  • Tip: Không nên trồng hạt đậu quá sâu vì hạt sẽ không đẩy được lớp đất để chồi lên. Nên ngâm hạt 1 đêm trước khi trồng sẽ khiến hạt nảy mồm nhanh hơn.
  • Đối với đậu leo giàn hãy làm xong giàn trước khi gieo là tốt nhất để không làm ảnh hưởng tới bộ rễ của cây.
  • Ngày nay đã có giàn lưới được bán sẵn rất tiện dụng. Chúng ta chỉ cần đóng cọc 2 đầu luống đậu và căng lưới giàn lên. Khi đậu bắt đầu leo thì đặt phần ngọn đậu lên giàn để cây đậu có thể leo lên dễ dàng. Loại lưới cước này rất gọn nhẹ và tiện dụng cũng như độ bền rất cao có thể dùng được nhiều năm.

Tham khảo: Lưới cước làm giàn.

Một cách khác để tận dụng tối đa không gian khu vườn của bạn đó là chúng ta hãy trồng cây đậu về phía bờ rào của khu vườn nếu có, cây đậu sẽ tự leo lên trên bờ rào làm thành một giàn tự nhiên mà chúng ta không cần phải làm gì thêm.

Để thu hoạch đậu liên tục kéo dài cả mùa hè, hãy gieo hạt 2 tuần một lần đối với cây đậu lùn. Nếu không thể thu hoạch đúng thời điểm thì bạn nên cân nhắc nhờ người thu hoạch vì cây đậu sinh trưởng rất nhanh và không thể đợi quá lâu nếu không quả sẽ già.

Nên tiến hành luân canh cây trồng tại vị trí trồng đậu để hạn chế sâu bệnh hại đậu.

Phát sinh và phát triển

Cây đậu là cây ưa ẩm với cơ giới nhẹ nhưng phải thoát nước tốt và không được ngập úng. Cây đậu có bộ rễ ăn nông nên thích hợp đất có độ mùn cao và có lớp phủ bề mặt để giữ mát bộ rễ.

Tưới nước thường xuyên cho cây và tưới đủ ẩm, vào thời điểm ra hoa cần tưới thường xuyên hơn vì không tưới cây sẽ ngừng ra hoa. Nên tưới nước vào những ngày nắng và tưới vào gốc cây hạn chế tưới lên tán cây dễ gây nhiều bệnh cho cây.

Nếu cần thiết, bắt đầu bón phân hữu cơ sau khi hoa nở rộ và đậu quả. Tránh sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao nếu không cây sẽ bị thừa đạm và bạn sẽ có những tán lá tươi tốt nhưng cực kỳ ít trái. Bón một lớp phân hữu cơ giữa mùa trồng trọt là một giải pháp thay thế tốt cho phân bón NPK.

Làm cỏ thường xuyên nhưng cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến rễ của cây đậu.

Ngắt ngọn của cây đậu leo giàn khi nó đã đạt chiều cao tối đa của giàn. Điều này kích thích cây đậu phải dồn sức vào việc sản xuất nhiều quả hơn.

Trong điều kiện nhiệt độ cao, sử dụng lưới đen che lên luống cây con để hạn chế thoát hơi nước. Ngoài ra nắng nóng có thể làm chết phấn hoa làm cho tỉ lệ đậu quả có thể giảm, nên tưới thêm nước vào thười điểm này.

Các giống đậu nên trồng

Khi nói đến cây họ đậu và muốn trồng cây họ đậu sẽ có vô số sự lựa chọn, có thể kể tới các giống lớn như là đậu xanh, đậu tương, đậu đỏ, đậu cove lùn, đậu đũa,… Trong các giống lớn này lại có vô số giống nhỏ khác mà chúng ta sẽ phải đau đầu lựa chọn. Giờ đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 2 giống lớn là đậu cove lùn và đậu đũa quả dài với mục đích trồng là thu hoạch quả và cực kỳ phổ biến trong các vườn rau tại nhà để các bạn lựa chọn nhé. Các giống đậu lấy hạt thường trồng công nghiệp quy mô lớn nên không thích hợp trồng trong vườn rau tại nhà nên tôi sẽ không đề cập tới.

Đầu tiên là đậu leo giàn. Chúng có đặc điểm chung là cần giàn để cây leo, ra quả theo chùm với năng suất cao và có thể cho thu quả liên tục trong 1 – 2 tháng.

Tham khảo các giống sau:

Đậu đũa Nam Giang

Đậu đũa hạt đen 667

Đậu đũa Vesna 133

 

trong-dau-dau-4.jpg

Hình 1: Cây đậu đũa

Tiếp theo là đậu cove lùn hay đậu bụi, loại này thì không cần giàn nhưng thường chỉ cho quả một lần và thời gian thu hoạch không lâu. Nếu muốn thu hoạch liên tục hãy gieo hạt  2 tuần một lần.

Tham khảo các giống đậu cove lùn sau:

Đậu cove hạt đen hoa tím tứ quý

Đậu cove hạt đen 282

Đậu cove hạt đen cao sản

 

9a38c307bbb341c141b6f7858a578556.jpg

Hình 2: Đậu cove lùn

Ngoài ra tôi xin gợi ý các bạn một loại cây rất được nhiêu người ưa chuộng trong những năm gần đây đó là cây đậu bắp, các bạn có thể tham khảo các giống sau:

Hạt giống đậu bắp cao sản

Hạt giống đậu bawtsp rado 60

dau-bap-4.jpg

Hình 3: Cây đậu bắp

Thu hoạch

  • Thu hoạch đậu vào buổi sáng là khi lượng đường trong quả đậu cao nhất.
  • Hái đậu xanh mỗi ngày; bạn càng hái nhiều, đậu càng phát triển lâu thêm.
  • Đậu xanh được chọn thu hái là quả non và mềm trước khi các hạt bên trong đã phát triển hết và cứng lại.
  • Đậu thu hoạch hợp lý nhất là quả đã lớn đủ kích cỡ nhưng vẫn còn có thể bẻ được và không có xơ.
  • Bẻ hoặc cắt quả đậu khỏi cây, cẩn thận để không làm rách hay xước cây. 
  • Khi thấy các hạt bên trong phồng lên tức là đậu xanh đã qua tuổi ăn được và sẽ dai, nhiều xơ.

Cách bảo quản đậu

  • Bảo quản đậu trong hộp kín trong tủ lạnh có thể để lâu đến 4 ngày.
  • Đậu sẽ dai và nhiều xơ theo thời gian ngay cả khi được bảo quản đúng cách.
  • Ngoài ra, hãy cho vào ngăn mát tủ lạnh ngay khi thu hoạch chứ không nên để ở ngoài.
  • Nếu đậu lấy hạt có thể phơi khô hạt và bảo quản kín.

Quản lý sâu bệnh hại đậu

Tác nhân

Phân loại

Triệu chứng

Cách phòng trừ

Bệnh thán thư

Nấm

Đốm vàng, nâu, đen trên lá, thân và quả. Vết bệnh ban đầu kho và dần thối rữa

Tiêu hủy các cây bị nhiễm bệnh, chọn giống chống chịu bệnh, Không tưới nước lên lá và làm vườn thoát nước tốt, luân canh cây trồng.

Rầy mềm

Côn trùng

Lá xù xì, vàng lá, quả méo mó biến dạng, dính phân và bị mốc đen

Trồng cây hành, tỏi xen canh và có thể dùng vòi nước phun xịt nước rửa bát lên cây. Có thể xịt chế phẩm trừ sâu không độc hại secsaigon

Bọ rùa

Côn trùng

Có vết ăn thủng trên lá và hoa, vỏ sần sùi, cây còi cọc và có thể cây bị héo xanh chết.

Bắt bằng tay hoặc xịt chế phẩm secsaigon. Tiêu hủy cây đã nhiễm bệnh thứ cấp là vi khuẩn.

Sâu cắn thân

Côn trùng

Héo úa; Cắn đứt gốc hoặc một phần gốc cây con

Soi đèn vào buổi tối và bắt bằng tay. Xử lý đất trước khi trồng hoặc cắt vỏ chai nhựa loại lớn chụp vào gốc cây cắm thẳng xuống đất để bảo vệ cây. Xịt chế phẩm trừ côn trùng không độc secsaigon vào buổi tối khi sâu đi ăn.

Bọ rùa xanh

Côn trùng

Bị ăn hết phần phiến lá chỉ còn lại gân lá, có thể ăn cả thân và rễ

Bắt bằng tay hoặc phun chế phẩm secsaigon.

Rầy nâu

Côn trùng

Rầy trích hút làm lá non và ngọn teo nhỏ, biến dạng, có nhiều đốm nhỏ là vết trích, lá và ngọn quăn lại.

Xịt chế phẩm trừ sâu không độc hại cho cây secsaigon khi xuất hiện rầy trên vườn.

Sâu đục quả

Côn trùng

Quả có vết trích và trong có sâu non ăn phần lõi quả.

Loại bỏ quả bị ký sinh và xịt chế phẩm secsaigon nếu mật độ lớn.

Sâu vẽ bùa

Côn trùng

Lá hoặc quả bị ăn hết biểu bì chỉ còn lại lớp màng màu trắng

Xịt secsaigon mỗi khi cây ra chồi non hoặc đậu quả non để phòng trưởng thành đẻ trứng.

Rầy lưng trắng

Côn trùng

Lá có dính phân, xuất hiện mốc đen, lá có các vùng vàng hoặc bạc, cây héo rũ, còi cọc. nếu soi vài buổi tối có thể thấy rầy bay hoặc đậu trên lá.

Loại bỏ lá cây bị nhiễm bệnh. Sử dụng máy hút bụi cầm tay để hút côn trùng lúc tối. Tưới nước vào sáng và tối để hạn chế rầy. Có thể sử dụng bẫy màu vàng để bẫy. Xịt chế phẩm trừ sâu an toàn secsaigon nếu cần.

Mốc trắng

Nấm

Lá bệnh có màu xanh nhạt và xám nhạt, sau đó phát triển thành màu trắng, cây héo và chết. 

Tiêu hủy cây bị nhiễm bệnh, tiêu huỷ cả tàn dư cây trồng. Tưới nước muối vào chiều tối có thể hạn chế một phần bệnh/

Khảm lá đậu

Virus

Lá có thể có đốm xanh hoặc nâu hoặc vàng. Lá biến dạng, méo mó phồng rộp, quăn không bình thường

Tiêu hủy cây bị nhiễm bệnh, chọn giống kháng bệnh, Kiểm soát môi giới truyền bệnh đó là rầy rệp.

Bệnh phấn trắng

Nấm

Có các đốm trắng ở mặt trên của lá và mở rộng thành lớp phủ giống như bột mì trên toàn bộ lá. Lá vàng và cây chết, toàn cây còi cọc

Loại bỏ các lá bị nhiễm bệnh và tiêu hủy. Chọn giống kháng bẹnh và trồng cây tại nơi có đủ ánh sáng. Pha nước muối loãng và xịt lên cây cũng có tác dụng một phần.

Ốc sên

Nhuyễn thể

Có vết ăn không đều trên lá, trên cây xuất hiện chất nhờn, cây con bị ăn trụi hoàn toàn

Dọn dẹp và tiêu hủy các tàn dư từ cây cổ thụ trong vườn. Có thể soi đèn và bắt bằng tay vào buổi tối vì số lượng không nhiều. Sử dụng bẫy bả bằng cách cho nước đường vào một cái lon miệng rộng và vùi xuống một góc vườn chỉ để lại phần miệng cao hơn mặt đất một chút. Có thể pha thêm một chút bia để tăng hiệu quả.

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết