Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây chanh tại nhà
Trần Minh Khanh
Th 7 03/06/2023
Trồng cây
Chanh là một loại cây rất phổ biến trong đời sống người dân Việt Nam. Ngoài tác dụng lấy quả thì chanh còn có tác dụng lấy lá để tăng thêm hương vị cho bữa cơm hàng ngày của gia đình.
Ngoài ra trồng chanh tại nhà cũng có thể coi là một thú vui giống như trồng các loại cây cảnh khác trong gia đình. Để cây chanh phát triển tốt và khỏe mạnh việc thì chăm sóc cũng không phải đơn giản. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trồng và chăm sóc cây chanh tại nhà theo tiêu chuẩn an toàn nhé.
Chuẩn bị:
- Cây giống: Các bạn có thể mua cây nhỏ đã xuất vườn ươm hoặc cây gốc to, trồng làm cảnh luôn. Đối với cây gốc to thì cần chú ý cây có bầu chắc chắn, không bị vỡ, có đủ rễ để cây sinh trưởng.
- Không gian trồng cây: Nên là nơi thoáng đãng, có ánh nắng chiếu trực tiếp.
- Chậu trồng cây: Nên sử dụng loại chậu kích thước lớn, thành cao để không kìm hãm sinh trưởng của cây. Tốt nhất nên sử dụng chậu có đường kính 40-60cm.
- Đất trồng cây: Đất trồng phải tơi xốp, dóc nước. Các bạn có thể xử dụng đất sạch loại 5kg một bao tuy nhiên loại đất này độ mặn cao, cần chú ý chăm sóc về sau.
- Phân Bón Rễ Đầu Trâu MK Khoáng Đa Năng Thế Hệ Mới NPK 17 12 7 hoặc phân hữu cơ vi sinh.
- Phân Bón Lá HVP B1 100ml/Bình.
- Đá trắng (khuyến nghị).
-> Tham khảo:
Phân bón rễ đầu trâu MK khoáng đa năng
Tiến hành:
- Đầu tiên, đặt chậu cây vào nơi thoáng đãng, có nắng.
- Dùng một ít xốp vụn cho vào đáy chậu để chậu cây róc nước, tránh bị úng nước.
- Tiếp theo cho đất đã chuẩn bị vào gần đầy chậu, cách thành chậu khoảng 10cm.
- Bóc bầu cây và vùi bầu cây vào trong chậu. Chú ý nếu cây bầu nhỏ thì vùi vượt qua bầu cây khoảng 2-3cm còn nếu cây bầu lớn thì không vùi hết bầu cây mà để hở khoảng 3-4cm trên cùng.
- Tiếp theo là rắc một ít phân bón rễ Trâu MK Khoáng Đa Năng Thế Hệ Mới NPK 17 12 7 lên trên mặt. Chú ý rắc vào khoảng giữa thành chậu và gốc cây. Đối với cây bầu nhỏ mới tách vườn ươm thì rắc khoảng 30gram còn đối với cây bầu lớn đã lâu năm thì rắc khoảng 60-70gram.
- Các bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây, tuy nhiên lượng bón sẽ tăng gấp 3 4 lần đối với bón phân NPK vô cơ.
- Rắc thêm một lớp đất mỏng lên trên cùng lớp phân đã bón, đủ để lấp đi lớp phân là được.
- Cuối cùng là tưới nước cho chậu cây. Tưới nước vừa đủ, không nên tưới quá nhiều. Đối với đất sạch đã qua xử lý nên độ ẩm đã vừa phải thì nên tưới sau khoảng 1-2 ngày.
- Sau 3 ngày trồng tiến hành tưới một lần Phân Bón Lá HVP B1 100ml/Bình. Lượng tưới khoảng 0.5-1l sao cho dung dịch tưới ướt đều gốc cây. Tưới lại lần tiếp theo sau 7 ngày kể từ lần tưới đầu tiên.
Khuyến nghị: Nên rắc đá trắng vào gốc cây để tăng thẩm mỹ cho chậu cây.
Chú ý: Đối với cây bầu to đã lâu năm với mục đích trồng kiểng thì nên cắt tỉa lại tán cây cho thông thoáng và hạn chế sâu bệnh phát sinh trước khi trồng, cũng như cân đối giữa số lượng lá và rễ cây đã mất đi trong quá trình đánh bầu.
Chăm sóc cây chanh tại nhà.
Để cây chanh luôn khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn an toàn để có thể xử dụng lá hay quả bất kỳ lúc nào thì cây chanh phải được chăm sóc bằng các chế phẩm an toàn, thân thiện với con người và không được sử dụng các chế phẩm hóa học không an toàn với con người lên cây.
Về phân bón, Nên sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh đã xử lý tốt cho cây. Việc bón phân hữu cơ vi sinh sẽ phải bón nhiều hơn phân vô cơ và sự phát triển của cây cũng sẽ kém hơn phân vô cơ nhưng thông thường cây sẽ phát triển bền vững hơn và phẩm chất cây cũng tốt hơn. Các hương vị của lá hay quả sẽ đặc trưng và ngon hơn đối với bón phân vô cơ. Một ưu điểm nữa của việc bón phân hữu cơ đó là không cần phải cách ly mà có thể sử dụng ngay sau khi bón.
Cách bón phân hữu cơ là xới lớp đất từ giữa gốc cây với thành chậu, xới nhẹ nhàng không cần sâu quá và có thể xới ra phía ngoài thành chậu nhiều hơn đối với cây gốc to tán lớn hơn đường kính chậu, bỏ phân vào phần đất vừa xới và lấp một lấp đất mỏng lại.
Trong trường hợp cây chanh gặp yếu tố bất lợi và còi cọc, kém phát triển cần hồi phục cây thì tiến hành bón NPK vô cơ cho cây, cách bón giống như phân hữu cơ nhưng lượng bón chỉ còn khoảng ¼ so với phân hữu cơ và sẽ phải cách ly cây chanh khoảng 10 ngày và không được ăn lá non để đảm bảo không bị ngộ độc nitrat. Tiến hành tưới thêm chế phẩm humic và HVP B1 cho cây để cây hồi phục tốt hơn.
Tham khảo: Humic
Dành cho ai chưa biết thì ngộ độc Nitrat là hiện tượng bị đau bụng, tiêu chảy do ăn phải những phần trên cây mà có hàm lượng Nitrat cao, tức là mới được bón phân có nhiều đạm xong. Hiện tượng này thường gặp nhiều ở trẻ em với hệ tiêu hóa còn yếu. Đó là lý do trẻ em khi ăn rau chợ thường sẽ bị đau bụng tiêu chảy mà người lớn không việc gì. Thông thường sau khi bón phân đạm cây rau sẽ phải cách ly đủ 14 ngày để đảm bảo an toàn. Vì thế các bạn hãy lưu ý khi gặp các bó rau non mỡ màng, biểu hiện của sự dư thừa đạm thì không nên mua dù trông rất ngon và đẹp mắt và đặc biệt là không cho các em nhỏ ăn rau đó. Thông thường hiện tượng thừa đạm này sẽ gặp nhiều trên rau cải và tùy tình trạng mà cả người lớn cũng ngộ độc nếu ăn rau cải đó.
Quản lý sâu, bệnh cho cây chanh tại nhà.
Chanh trồng trong chậu tại nhà thường phát sinh một số vấn đề thường gặp như bị vàng lá, cây còi cọc, chậm lớn, bị sâu phá hoại. Tuy nhiên nếu áp dụng các biện pháp bảo vệ cây thường xuyên và định kỳ thì vấn đề thường gặp nhất đối với cây chanh trồng trong chậu tại nhà là vấn đề vàng lá. Chúng ta cần phải chú ý thường xuyên kiểm tra cây để nắm được tình trạng cây và áp dụng cách xử lý cho phù hợp.
Cây bị vàng lá có thể do các nguyên nhân sau: Cây bị thiếu dinh dưỡng, cây bị úng nước, cây bị rễ kém phát triển hoặc cây bị vàng lá theo mùa.
- Cây bị thiếu dinh dưỡng, đất khô và cứng, tưới nước không ngấm vào cây mà thoát đi theo thành chậu. Trường hợp này cần xới hết lớp đất mặt của chậu cây lên, bỏ phân bón rễ Trâu MK Khoáng Đa Năng Thế Hệ Mới NPK 17 12 7 và tưới Phân Bón Lá HVP B1 100ml/Bình. Sau khi tưới vài ngày cây sẽ hồi phục.
- Cấy bị úng nước: trường hợp này xảy ra do đất bị chặt, không thoát nước, cần kiểm tra các lỗ thoát nước của chậu và thông nước cho chậu. Sau khi đất khô ráo trở lại tiến hành tưới Phân Bón Lá HVP B1 100ml/Bình và sau khoảng 10 ngày khi cây đã ra rễ tiến hành bón phân bón rễ Trâu MK Khoáng Đa Năng Thế Hệ Mới NPK 17 12 7 cho cây. Chú ý tiến hành cắt bỏ bớt các cành đã bị rụng lá do úng nước.
- Cây bị rễ kém phát triển: Tiến hành xới gốc cho đứt bớt các rễ già, rễ vàng và tiến hành tưới Phân Bón Lá HVP B1 100ml/Bình. Tưới ba lần cách nhau 5-7 ngày để cây hồi phục bộ rễ. Ngoài ra tiến hành cắt tỉa bớt cành vàng để giảm áp lực cho bộ rễ.
- Cây bị vàng lá tự nhiên: Khi đến mùa cây sẽ vàng lá và rụng để chuẩn bị cho đợt lá mới. Trường hợp này nên phun thêm Dung dịch trừ sâu bệnh hữu cơ - sinh học Comda 250 EC - 650ml để bảo vệ cây trong giai đoạn yếu nhất này và phun thêm siêu lân để cây phân hóa hoa tốt hơn.
Biện pháp bảo vệ cây thường xuyên:
- Phun, xịt Dung dịch trừ sâu bệnh hữu cơ - sinh học Comda 250 EC - 650ml định kỳ 20-30 ngày 1 lần trong trường hợp cây có nhiều sâu bệnh phá hoại.
- Xới đất cho cây định kỳ 45 ngày 1 lần.
- Bón phân cho cây định kỳ 30 ngày một lần, có thể bón gốc hoặc hòa nước tưới nhưng tốt hơn nên bón gốc.
- Giai đoạn cây mang quả tưới thêm siêu kali cho cây 2 lần một lần khi cây ra hoa và một lần lúc quả nhỏ bằng đầu đũa.
- Tưới chế phẩm EM thứ cấp cho cây định kỳ 20 ngày 1 lần với nộng độ 1%.
- Tỉa cảnh cho cây định kỳ 06 tháng một lần, loại bỏ những cành thừa, cảnh nhỏ, cành xấu cành không năng xuất hay những cành không đón được nắng.
Thông thường trường hợp trồng cây tại nhà sẽ rất ít bệnh hại do môi trường khỏe mạnh và mật độ quần thể cây đó thấp. Vậy nên về sử dụng định kỳ chúng ta sẽ chỉ sử dụng hai loại thuốc và xịt định kỳ thường xuyên cho cây, đó là chế phẩm trừ bệnh sinh học và chế phẩm trừ sâu sinh học. Các bạn có thể tham khảo nhiều loại nhưng khuyến cáo các bạn có thể dùng hai loại sau:
Chúng ta sẽ chỉ xịt định kỳ chế phẩm trừ côn trùng không gây hại 20 ngày một lần hoặc cây có dấu hiệu bắt đầu bị côn trùng phá hoại. Cách ly 1 ngày sau khi xịt và chỉ xịt chế phẩm trừ bệnh an toàn sinh học khi cây có dấu hiệu bị bệnh và cách ly 7 ngày sau khi xịt.
Một số tip về cây chanh
- Nếu trồng chanh đào tại sân vườn thì bạn vừa có thể thu lá vừa có thể thu quả để ngâm chanh đào mật ong giúp giảm ho.
- Trồng chanh 4 mùa sẽ giúp cây chanh của bạn lúc nào cũng có quả trên cây.
- Lá chanh dùng để ăn thì nên hái lá từ bánh tẻ tới hơi già vì sẽ không đắng. Nếu lá non sẽ bị đắng.
- Mỗi ngày uống một cốc nước chanh mật ong có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
- Thu quả chanh khi quả đã già, vỏ bóng bẩy và hơi chuyển vàng sẽ giúp nước chanh không bị đắng.
- Chanh có thể bảo quản tự nhiên rất lâu trong ngăn mát tủ lạnh.
Trên đây là quy trình đơn giản để trồng chanh tại nhà và chăm sóc cây định kỳ. Chúc các bạn thành công.