Cây Xoài - Nhận diện sâu bệnh và IPM - Phần 4
Website Marketing
Th 7 03/06/2023
Bệnh hại xoài và cách quản lý
Các bệnh hại xoài bao gồm bệnh thán thư, bệnh thối nhũn, bệnh phấn trắng và bệnh dị dạng. Đây là những loại bệnh hại xoài được đánh giá là gây mất mùa nặng hàng năm.
Chúng ta hãy bắt đầu với bệnh thán thư (Anthracnose). Đây là một bệnh do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. Các triệu chứng ban đầu của bệnh chủ yếu biểu hiện trên lá và trên cành non của cây xoài, sau đó là các triệu chứng biểu hiện trên quả. Biểu hiện rõ nhất khi các cành non rụng gần hết lá, trông giống như bị cháy đen và đây là dấu hiệu của bệnh Thán thư.
Bệnh phát sinh ở giai đoạn mang quả ảnh hưởng đến quả làm giảm chất lượng quả. Mầm bệnh tồn tại trong đất và các tồn dư từ các cành lá hay quả đã bị nhiễm bệnh rơi rụng trên đất.
Vì vậy việc quản lý mầm bệnh cần phải được thực hiện từ trong đất và từ các cây bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng điển hình của bệnh thán thư đó là trên lá, cành non, quả xuất hiện càng vùng màu nâu hoặc đen bị chết, không sinh trưởng nữa trong khi các vùng lân cận vẫn xanh tốt và phát triển bình thường.
Có các phương pháp IPM được khuyến nghị để quản lý căn bệnh này nó bao gồm cơ giới và hóa học. Lá, hoa, cành cùng với quả bị bệnh nằm trên vườn cần được cắt tỉa, đốn bỏ và thu gom, tiêu hủy. Đây là một cách rất lành mạnh và hiệu quả vì nó làm giảm mức độ lây lan của bệnh.
Trước đây hoạt chất carbendazim 0.1% được cho là rất hiệu quả đối với trừ bệnh thán thư với cách phun 2 lần cách nhau 15 ngày vào thời điểm ra hoa tuy nhiên hiện nay hoạt chất này đã bị cấm sử dụng. Vì vậy có thể sử dụng hoạt chất kasugamycin kết hợp với copper oxycloride để phun thay thế cho carbendazim.
Tham khảo: solo top 50 wp (kasugamycin 5% + copper oxycloride 45%)
Việc phun phòng trong giai đoạn hoa là rất quan trọng bởi vì một khi hoa đã bị nhiễm bệnh thì chúng ta sẽ không thể mong chờ quả sẽ khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra nấm bệnh vẫn có thể tồn tại trong đất hặc trong các cành lá rụng vì thế nhận tiện phun chúng ta có thể phun vào trong đất để loại bỏ nấm bệnh hoặc nếu chi phí phun quá tốn kém chúng ta có thể sử dụng boocdo để phun phòng xuống gốc cây và xung quanh gốc gây cũng như phun trực tiếp vào khoảng 1m từ gốc cây trở xuống để phòng bệnh. Không nên xịt lên quả vì boocdo sẽ làm cho quả có màu xanh và rất lâu mất đi màu xanh này và người mua sẽ không thích điều đó.
Bệnh loét vi khuẩn (Canker) do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv mangaiferae indica gây ra. Đây là một loại bệnh khác rất khó quản lý và lấy truyền chủ yếu do mưa.
Các triệu chứng của bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá nơi chúng ta có thể nhìn thấy các đốm nâu đỏ bao quanh bởi quầng vàng, các đốm thường được giới hạn bởi các đường gân lá ở rìa, vết sẹo vi khẩn này lồi lên thành u cục và nếu chúng ta cố gắng cậy đi sẽ làm thủng cả phiến lá. Vi khuẩn cũng có thể gây hại trên quả và chúng ta có thể thấy thêm dịch nhầy ở vết bệnh không khô ráo như ở lá.
Hình ảnh: Bệnh thán thư và bệnh phấn trắng ở xoài
Nhìn chung bệnh này lây truyền chủ yếu do mưa và lây truyền vào các phần non của cây hay chính xác hơn là bệnh sẽ lây qua các vết thương cơ học trên cây trong điều kiện thời tiết ẩm cao nên vô tình mưa lớn trở thành điều kiện lý tưởng để bệnh phát sinh và phát triển. Vì vậy, việc chăm sóc cây còn nguyên vẹn không bị các tổn thương cơ học là điều cần thiết để quản lý mầm bệnh đặc biệt này.
Trong IPM khuyến nghị các biện pháp cơ giới và hóa học có thể dẫn đến quản lý thành công mầm bệnh cụ thể này. Phương pháp cơ giới bao gồm việc kiểm tra vườn cây ăn quả thường xuyên, sau đó áp dụng các biện pháp vệ sinh và loại bỏ tàn dư. Đây là những biện pháp phòng ngừa mà khi chúng ta đã áp dụng được thì sẽ hạn chế rất nhiều mầm bệnh tồn tại trên vườn.
Kiểm soát bằng hóa chất bao gồm phun ít nhất ba lần hoạt chất kháng sinh streptomycin hoặc Agrimycin cách nhau mười ngày. Mặc dù những chất hóa học này không có hiệu quả cao nhưng ít nhất chúng cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nhiều thiệt hại gây ra. Thực ra đối với bệnh loét vi khuẩn đã được nghiên cứu gần đây hơn thì đối với thuốc gốc đồng như boocdo cũng có thể sẽ phòng được tương đối bệnh loét vi khuẩn này. Để hiệu quả trong phòng trừ thì chúng ta nên phòng trừ theo cơn mưa, đó là trước các các cơn mưa lớn hoặc trước các mùa mưa chúng ta sẽ phun boocdo lên vườn cây để phòng bệnh và sau mỗi cơn mưa chúng ta sẽ phun kháng sinh như streptomycin sẽ có thể phòng được khoảng 90% tỉ lệ bệnh.
Bệnh phấn trắng do nấm Oidium mangiferae gây ra. Chúng ta rất dễ phát hiện vì lớp phấn trắng phát triển trên bề mặt lá của cây rất rõ ràng.
Bệnh gây hại trên toàn bộ cây kể cả chồi non và quả hay thậm chí như hoa hay các tán lá của cây kể cả lá già. Bệnh lây truyền chủ yếu qua gió từ một cây đã bị nhiễm bệnh khác.
Quản lý IPM được áp dụng với các phương pháp cơ giới và hóa chất để quản lý căn bệnh đặc biệt này. Các phương pháp cơ giới bao gồm cắt tỉa các lá bị bệnh. Vì bệnh hại trên lá là chủ yếu nên khi thấy bệnh xuất hiện chúng ta phải ngay lập tức ngắt bỏ lá này không cho chúng lây lan. Đối với phương pháp hóa học thì phun ridomil gold 2 lần cách nhau 15 ngày kể từ khi xuất hiện bệnh hoặc phun phòng khi cây ra hoa tỏ ra là phương pháp phòng trừ rất hiệu quả.
Bệnh nấm mốc đen phát triển ở trên phần non của lá và có thể ở cả lá bánh tẻ. Thông thường bệnh này sẽ chỉ phát triển ở những vường xoài mà thiếu sự chăm sóc hoặc rập rạp thiếu nước mưa hay nắng. Bệnh gây hại làm cho lá quang hợp kém khiến cho giảm phẩm chất và chất lượng quả. Thông thường bệnh này là một số loại nấm phát sinh trên chất nền là chất thải của rầy rệp, sau khi chúng đã bỏ đi thì nấm mốc sẽ phát triển theo. Do đó quản lý rầy rệp là biện pháp tốt để phòng ngừa bệnh này.
Hình ảnh: Bệnh nấm mốc đen và đốm rong xoài
Việc áp dụng ba lần phun thuốc diệt nấm toàn thân trong mùa hoa cách nhau 12 đến 15 ngày cũng được khuyến khích. Vì mầm bệnh ở trong không khí nên nó có thể bùng phát trở lại ngay cả trong giai đoạn sau của mùa hoa và đó là lý do tại sao cần phải phun lần thứ hai sau khoảng thời gian từ 12 đến 15 ngày trong suốt mùa hoa. Một lý do nữa đó là do hoa xoài thường nở vào thời điểm mưa nên đây cũng là thời điểm thích hợp để nấm phát triển. Việc phun thuốc quản lý tổng hợp này nên được bắt đầu khi có khoảng 25% số hoa trên chùm hoa đầu tiên nở.
Bệnh đốm rong (Cephaleuros virescens) hại lá cây. Bệnh gây hại trên lá do đó làm giảm hoạt động của quang hợp, làm rụng lá và làm giảm sức sống của cây chủ. Bệnh được đánh dấu bằng sự hiện diện của các màu đỏ chủ yếu trên lá bánh tẻ và đôi khi cả trên lá và vỏ của cành non. Ban đầu nhưng vết này có màu xanh xám và có lớp phủ như nhung, sau đó chuyển thành màu nâu đỏ. Các đốm tròn và hơi nhô cao khi liên kết lại với nhau tạo thành các đốm lớn hơn và không đều. Bệnh cũng gây hại trên thân và xuất hiện nhiều tại các vết nứt của thân cây. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, vỏ trở nên dày, còi cọc và quả kém phát triển. Nên sử dụng 2-3 lần Copper Oxychloride (0,3%) để phun cách nhau 12-15 ngày khi bệnh xuất hiện.
Căn bệnh tiếp theo là Dị dạng xoài (có người gọi là chổi rồng): Mặc dù đây là một bệnh do nhiều yếu tố gây ra nhưng có một tác nhân nấm được tìm thấy có liên quan đến bệnh này và đó là nấm Fusarium mangiferae. Đây là một mầm bệnh rất khó kiểm soát vì các tác nhân gây bệnh thực sự của nó không được phát hiện đúng lúc. Mặc dù sự liên kết của Fusarium đã được chứng minh là có liên quan trong hầu hết các trường hợp nhưng các yếu tố khác vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Khi bị hại bông hoa sẽ ngắn lại và lá trở nên rất nhỏ và bạn có thể thấy rằng tất cả các thân mới phát triển này đều bị dị dạng và điều này có thể xảy ra trên toàn cây nếu cây bị ảnh hưởng ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Vì vậy bệnh dị dạng xoài là một căn bệnh nguy hiểm đối với người trồng xoài vì một khi nó đã phát sinh trong vườn thì rất khó để diệt trừ nó khỏi vườn. Về cơ bản, mầm bệnh Fusarium mangiferae xâm nhập qua cây con bị nhiễm bệnh và có thể tồn tại trong đất. Do đó, việc quản lý loại nấm bệnh có liên quan đến dị dạng xoài này là rất cần thiết.
Hình ảnh: Dị dạng ở cây xoài
Trong IPM chỉ có khuyến cáo đối với phương pháp canh tác đối với trường hợp này tuy nhiên thật may là đến nay các phương pháp này vẫn cho thấy sự hiệu quả mà nó mang lại. Đó là không ghép cành từ cây bị bệnh vào làm cây giống cũng như chọn giống khỏe mạnh và sạch bệnh. Đối với các cành bị bệnh chúng ta hãy cắt bỏ và cắt sâu vào cả những vị trí bị bệnh và sau đó đốt bỏ hoàn toàn cành bệnh để loại bỏ tàn dư.
Các bước Quản lý tổng hợp sâu bệnh trên xoài tổng quát theo IPM
Chọn giống sạch bệnh, khỏe mạnh
Làm vườn sạch sẽ, chuẩn bị đất trồng đúng quy trình trước khi trồng, cải tạo đất, tiêu diệt mầm bệnh trong đất.
Bón phân hợp lý, cân đối, bón nhiều phân hữu cơ vi sinh để cải tạo nền vi sinh của đất.
Bắt, bảo tồn các loài thiên địch có lợi trên vườn
Cắt tỉa cành thông thoáng, tạo đủ ánh sáng cho vườn cây không để vườn cây rậm rạp, thiếu ánh sánh.
Phun phòng tổng hợp vào lúc cây ra hoa bao gồm thuốc trừ côn trùng rầy rệp và thuốc nấm.
Quét vôi hoặc boocdo lên gốc cây để hạn chế sâu đục thân và mọt hại xoài.
Thường xuyên kiểm tra, nếu thấy sâu bệnh mới xuất hiện thì ưu tiên loại bỏ bằng tay.
Nếu sâu bệnh bùng phát mạnh thì tiến hành các biện pháp hóa học cho vườn cây
Tùy từng loại gây hại mà có những phương pháp xử lý cho phù hợp. Chú ý tới ngưỡng kinh tế.
Lưu ý một số loại thuốc và phân bón sau đây có thể rất thích hợp cho cây xoài phát triển bền vưỡng và theo chu trình IPM dễ dàng hơn:
Phân hữu cơ: