Cây Xoài - Nhận diện sâu bệnh và IPM - Phần 3

Website Marketing
Th 7 03/06/2023

CÂY XOÀI – NHẬN DIỆN SÂU BỆNH VÀ IPM

Phần 3

Phương pháp quản lý tổng hợp IPM trên cây xoài đối với các loại sâu hại

Tới đây, sau khi đã nắm được tất cả các loại côn trùng gây hại rồi chúng ta thấy rằng có một số thách thức để có thể quản lý những loài côn trùng này thông qua chỉ một hoặc cách quản lý chung duy nhất. Có lẽ điều đầu tiên nhất mà chúng ta nghĩ tới đó là vấn đề vệ sinh vườn. Vườn cây ăn quả nên được giữ sạch sẽ nhất có thể, bằng cách loại bỏ các cành già yếu không năng suất, cắt tỉa thông thoáng, vì rập rạp thu hút nhiều loài gây hại đến vườn. Một cách quản lý khác thông qua cơ học bằng cách loại bỏ trực tiếp những ấu trùng hoặc tác nhân gậy hại mà chúng ta thấy trên vườn cây và thu thập trứng cũng như ấu trùng của các loài thiên địch như nhện và ong ký sinh tới đặt vào vườn cây để tăng thêm thiên địch trên vườn cây. Trong khoảng 3 năm đầu là giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng sẽ cần nhiều các biện pháp cơ học và nuôi cấy thiên địch hơn và các phương pháp này tỏ rất rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Sau đó, khi tới thời kỳ cây có thể mang trái chúng ta cần nhìn nhận lại vấn đề một cách tổng quát và cần áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp với sự kết hợp của tất cả các loại cơ chế phòng trừ khác. 

Một trong những phương pháp có thể được áp dụng là dải quanh gốc cây bằng các tấm nhựa hoặc nilon tỏ ra khá hiệu quả để kiểm soát rệp sáp hại xoài. Hoặc có thể quấn quanh gốc cây bằng các ống nhựa giống ống dẫn nước vì những loài gây hại này là những con bò, chúng thực sự leo lên thân cây và sau đó mới gây ra thiệt hại và việc phủ đất hoặc quấn quanh gốc cây tỏ ra rất hiệu quả trong việc ngăn chúng có thể bò lên thân cây một cách nhanh chóng. 

Bón phân hợp lý cho cây cũng là một phương pháp giúp hạn chế dịch hại cây bởi vì thông thường sâu bệnh hại sẽ phát triển mạnh hơn trên những cây nhiều cành non với biểu hiện dư thừa đạm. Còn đối với các cây được bón phân cân đối thì thường có biểu hiện nhẹ hơn và cũng khó phát sinh thành dịch hơn.

Hơn nữa, việc thu gom và tiêu hủy trái bị thối hỏng, trái rụng vào khoảng thời gian hàng tuần là khá hiệu quả để chống lại ruồi đục trái. Trong giai đoạn hình thành quả, việc lắp đặt bẫy bả metyl eugenol màu vàng sẽ giúp bẫy hàng loạt ruồi trưởng thành và giảm số lượng của chúng. 

Một số biện pháp sinh học cũng được áp dụng như đối với rầy lá xoài, chúng ta có thể áp dụng nấm đối kháng Verticillium lecanii, một loại nấm bệnh và đối với rệp sáp hại xoài, bọ rùa thiên địch khá hiệu quả, và cả nấm bệnh Beauveria bassiana được sử dụng trong quản lý số lượng côn trùng gây hại. Trong tất cả những trường hợp này, việc bảo tồn các loài thiên địch là khá quan trọng thông qua việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách hợp lý. 

Có một số hóa chất đã được chỉ định ở đây có thể được sử dụng để chống lại những loài gây hại cụ thể này. Tùy thuộc vào bản chất của cách gây hại mà chúng ta có thể chọn giữa các loại thuốc tiếp xúc vị độc hay lưu dẫn toàn thân cây. 

Đối với mọt đá, vì tầm quan trọng của việc kiểm dịch, nên cẩn thận hơn ở những vùng có loài gây hại nặng. Phun thuốc vào thân cây hoặc quét các thuốc gốc đồng như boocdo là một phương pháp khá hiệu quả để làm cho mọt không thể trú ngụ trên thân cây qua đó quản lý được số lượng bùng phát của chúng.

Nhìn chung đối với cây xoài hoặc nhiều loài cây khác nói trung thì quản lý sâu hay côn trùng hại theo phương pháp IPM thì sẽ đi theo một số cấp bậc đầu tiên đó là ưu tiên các giải pháp cơ giới, làm bằng tay đó là cắt tỉa, thu gom tàn dư cũng như các tác nhân có thể thu hút loài gây hại cùng với đó là các biện pháp bón phân cân đối, hợp lý. Sau đó là đến giải pháp sinh học như là bẫy bả và kế đến đó là ưu tiên nuôi giữ các loài thiên địch trên vườn và nếu có thể thì thường xuyên bổ xung trên vườn. Ngoài ra có thể sử dụng các loài nấm hay vi khuẩn ký sinh trên côn trùng để cấy lên vườn cây và bảo vệ chúng bằng cách hạn chế các chất hóa học trên vườn.

Tiếp theo và cuối cùng trong các phương pháp là theo phương pháp hóa học vì chúng ta vẫn sẽ phải phun thuốc bảo vệ quả vào giai đoạn quả kích thước bằng quả bóng bàn vì đây là giai đoạn con trưởng thành sẽ đi đẻ trứng vào quả do đó nếu có thể phun thuốc 2 lần cách nhau 15 ngày vào giai đoạn này sẽ có thể bảo vệ quả triệt để.

Trong giai đoạn nghỉ của cây cây không mang hoa hay quả các loài gây hại này sẽ tập trung trên các cành và thân chính, do đó việc phun thuốc vào những vị trí này sẽ loại bỏ được phần lớn những con còn đang lẩn trốn ở đây.

Ngoài ra trong kiểm dịch trái cây còn có thể được xử lý nhiệt hơi để tiêu diệt côn trùng bên trong quả. Việc này thường chỉ được áp dụng khi xuất khẩu.

Đối với ruồi đục quả thì chúng ta sẽ phải kết hợp sử dụng bẫy màu vàng với bả metyl eugenol, các bẫy đặt rải rác trong vườn sau đó thu thập lại để kiểm soát trưởng thành vì chỉ phun thuốc sẽ không đạt được hiệu quả cao đối với loài này.

Và một điều quan trọng nữa ở đây là cuốc xới lớp đất mặt dưới của cây, để lộ ra nhộng trong đất rồi phun một số hóa chất như chlorpyriphos lên đất để tiêu diệt giai đoạn nhộng này và làm giảm số lượng quần thể của chúng. Nếu không sử dụng hóa học chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng một số loại vi sinh vậy có lợi để tưới vào trong đất tuy nhiên chỉ nên áp dụng đối với quần thể có mật thấp vì tác động của vi sinh là tương đối chậm.

Đối với sâu đục thân khi phát hiện ra vết đục chúng ta có thể lấy một que sắt nhỏ và luồn vào trong lỗ để đâm chết sâu, nếu không thể đâm chết được sâu thì có thể đổ thuốc trừ sâu vào trong lỗ để tiêu diệt sâu.

Chiếu xạ trái cây là một biện pháp quản lý quan trọng khác được áp dụng ở giai đoạn kiểm dịch. 

Tóm lại là chúng ta phải xác định được loại dịch hại đang gây hại trên  vườn và mức độ gây hại của nó để đưa ra biện pháp xử lý cho thích hợp, có thể sử dụng một biện pháp hoặc phối hợp một vài biện pháp để xử lý. Cấp độ cuối cùng của xử lý dịch hại đó là hóa học.

Tham khảo một số loại thuốc có thể sẽ cần đến:

Bugatte gold 200sc trừ sâu ăn lá

Excel basa 50 EC trừ rầy

Reasgant đặc trị rầy xoài

Radiant 60sc đặc trị bọ trĩ

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết