Cây xoài - Nhận diện sâu bệnh và IPM - Phần 2
Trần Minh Khanh
Th 7 03/06/2023
Xoài là một loài cây khá phổ biến ở miền nam Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế lớn lao cho người nông dân. Về kỹ thuật trồng xoài thì có nhiều rồi hôm nay tôi sẽ tổng hợp lại các loại sâu bệnh hại cây xoài và đưa ra khái niệm quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây xoài để mọi người cùng tìm hiểu nhé.
ở phần trước chúng ta đã nắm được các khái niệm của IPM là gì, và hôm nay chúng ta sẽ vào chi tiết các loại sâu bệnh trên cây xoài và đưa ra các phương pháp IPM cho hiệu quả kinh tế nhất nhé.
IPM Trên cây xoài
Xoài bị nhiều loại sâu bệnh tấn công ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Vì vậy, nhìn chung những loài gây hại này có thể được phân loại dựa trên tầm quan trọng của chúng ở cấp độ gây hại đối với cây xoài.
Sâu hại cây xoài và cách quản lý
Một số loài sâu bệnh hại xoài đã được kiểm điếm thì rầy là một loài quan trọng, chúng sẽ gây hại ở phần non của cây bao gồm cả chùm hoa. Tiếp theo là rệp sáp, ruồi đục quả, sâu đục thân, mọt xoài (Sternochetus mangiferae), bọt xít hút hoa và thậm chí là cả kiến đỏ, mối, bọ trĩ, rệp vảy.
Rầy hại xoài chủ yếu bao gồm 3 loại đó là loài (Ideoscopus clypealis, I. indicus và Armitodus atkinsoni).
Thông thường các tác nhân hại xoài nay có thể xuất hiện trong cùng một thời điểm và sẽ phối hợp để gây hại trên cây. Trong một số trường hợp có thể có loài ưu thế.
Đối với rầy hại xoài thì Armitodus atkinsoni là loài lớn hơn trong số 3 loài và Ideoscopus clypealis là loài nhỏ nhất. Và đây đều là 3 loại rầy đặc trưng cho xoài và chủ yếu tấn công vào giai đoạn ra hoa. Những thời điểm khác cây không ra hoa chúng sẽ tồn tại trên thân, cành lá và hầu như không gây hại cho tới khi cây ra hoa. Cả con non và con trưởng thành đều có thể gây hại. Sức hút nhựa cây từ chùm hoa của chúng rất mạnh với mật độ lớn thường tập trung dọc theo chùm hoa làm cho hoa rụng, quả non rụng, đậu quả rất kém, thậm chí nếu không được quản lý thì kể cả trái to cũng có thể rụng.
Về cơ bản chúng thực sự gây ra hai loại thiệt hại. Một là gây hại trực tiếp từ việc chúng hút nhựa cây trực tiếp từ chùm hoa và quả. Và một thiệt hại gián tiếp khác là thông qua các vết thương trên cây do chúng tạo ra, và cũng có thể từ chất thải giống mật của chúng (trong bài về rầy mềm chúng ta đã gọi loại mật này là honeydew). Giống như cây trồng khác loại mật này sẽ là môi trường lý tưởng có các loài nấm phát triển trong đó có một loại là nấm than đen, thật may là nấm sẽ chỉ ở trên lá và cản trở quan hợp của cây vì nếu ở trên thân cây có thể sẽ chết do sự xâm nhập của nấm bệnh. Vì vậy, về tổng thể nếu như chúng ta không kiểm soát được loài dịch hại này thì vườn cây sẽ bị thiệt hại rất nặng.
Hình ảnh: Rầy lá xoài và rệp sáp hại lá xoài
Rệp sáp hại xoài (Drosicha mangiferae) là một loài gây hại quan trọng khác. Cả con non lẫn con trưởng thành đều có khả năng gây hại. Rệp sáp được tìm thấy trong suốt thời gian thu hoạch hoặc quanh năm tồn tại dai dẳng trên tán cây. Những con cái thường đẻ trứng vào đất xung quanh thân cây. Và sau khi nở những con non này thường bắt đầu bò leo lên thân cây và sau đó chúng sẽ phân bố đến các bộ phận khác nhau của cây như lá, cụm hoa, quả, v.v. Và sau đó chúng bắt đầu hút nhựa cây từ đó. Trên lá nếu chúng gây hại dẫn đến vàng lá. Nhưng quan trọng nhất là chủ yếu là chúng gây hại vào trái cây. Rệp sáp hại xoài làm cho lá bị vàng, hoa quả bị khô và rụng, nơi bị hại cũng bị các loại nấm đặc biệt là nấm than đen phát triển ảnh hưởng tới quang hợp của cây.
Ruồi đục quả xoài chủ yếu là 3 loài (Bactrocera dorsalis, B. correctus & B. Zonatus) trong đó khá nổi bật là Bactrocera dorsalis. Nó là loài đa pha và tấn công tất cả các loại cây ăn quả như bưởi, vải, nhãn, .v.v. Trên xoài, dịch hại này chủ yếu được coi là dịch hại quan trọng trong kiểm dịch, vì nhiều lô hàng xuất khẩu xoài sẽ bị từ chối do bị dịch hại này xâm nhập. Trên thực tế, ruồi trưởng thành sẽ đẻ trứng vào quả xoài ở giai đoạn phát triển sau đó những con giòi có màu trắng nở ra chúng sẽ ăn thịt xoài làm cho quả xoài bị thối. Không chỉ vậy nếu mật độ lớn thì việc xoài bị ruồi đục quả có thể khiến cho cả vườn xoài mất năng suất vì những con giòi này ăn rất nhanh, chỉ sau 1 2 ngày là toàn bộ quả xoài sẽ không thể ăn được nữa.
Hình ảnh: Ruồi đục quả xoài
Tiếp theo, một dịch hại quan trọng khác của kiểm dịch là mọt đá xoài (hay mọt xoài), Loài này có tên latin là Sternochetus mangiferae. Loài này không tấn công gây hại bất kỳ loại trái cây nào khác ngoài cây xoài và đây là một loài khá phố biến tại Ấn Độ. Trong thời gian quả không phát triển cây đang trong giai đoạn nghỉ chúng sẽ lẩn trốn trong vỏ cây tại các cành và thân cây lớn. Chúng gây hại bằng cách đẻ trứng vào trong quả trong giai đoạn quả chưa chín. Sâu non sau khi nở ra sẽ đi vào trong hạt xoài và ăn hết phôi và lá mầm của hạt xoài. Do đó nếu quan sát bên ngoài chúng ta sẽ không thấy bất kỳ vấn đề gì với quả xoài cả. Nhưng sau khi con con đã ăn đủ và đến giai đoạn trưởng thành chúng sẽ lại đục lỗ trên quả và chui ra ngoài làm cho quả bị thối và rụng, nếu quả đã được thu hoạch thì sẽ làm cho quả thối gây thiệt hại cho người bán xoài. Vì vậy đây cũng là một dịch hại cần kiểm soát trong kiểm dịch xuất khẩu. Nhìn chung nếu để loài này có mật độ lớn có thể ảnh hưởng cực lớn tới năng xuất.
Kiến đỏ, Oecophylla smaragdina cũng là một loài gây hại không phải vì nó gây ra bất kỳ loại thiệt hại trực tiếp nào, mà bởi sự hiện diện của loài gây hại này trong vườn cây ăn quả sẽ gây ra một sự phiền toái khó chịu. Bởi vì nó có thói quen xây tổ bằng cách quấn lá. Hơn nữa đây lại là một loài khá hung dữ nên nó sẽ gây ra khó khăn trong quá trình thu hoạch. Ngoài ra đối với loài kiến này mà nói thì chúng chính là tác nhân gây lan truyền rầy rệp nhanh hơn trên cây vì cúng sẽ đưa rầy rệp tới các vị trí gây hại để cho rầy rệp trích hút sau đó tiết chất thải như mật và kiến sẽ tiêu thụ số chất thải này của rệp. Đây là mối quan hệ tự nhiên của kiến và rầy rệp. Thông thường một số người sẽ nói là kiến nuôi rệp.
Hình ảnh: Ruồi đục quả xoài, mọt xoài và kiến đỏ
Sâu đục thân xoài (Batocera rufomaculata) là loài gây hại không thường xuyên, chúng chủ yếu gây hại ở những vườn già cỗi hoặc những vườn bị thiếu chăm sóc. Sâu đục thân xoài là loài đa bội, ngoài xoài nó còn tấn công các cây ăn quả khác. Những con trưởng thành có kích thước khá lớn, chúng đẻ trứng trên thân cây và sâu non ngay sau khi nở chúng xâm nhập vào thân hoặc cành và sau đó bắt đầu ăn phần gỗ bên trong. Ở bên ngoài, chúng ta thấy lỗ đục trên vỏ cây, và cũng có thể rỉ ra chất nhờn kết hợp với mùn gỗ được chúng đùn ra ngoài. Khi thấy dấu hiệu này chứng tỏ đã có sâu đục thân ở trong lỗ đó. Về tác hại, những cây non dưới 3 năm tuổi thường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, đôi khi toàn bộ cây sẽ chết, hoặc thậm chí cành bị ảnh hưởng sẽ bị hư hỏng hoặc khô. Đối với cây già thì khả năng chết cây ít hơn nhưng cành bị ảnh hưởng cũng vẫn là vấn đề lớn khi cành thường giòn, khô, dễ gẫy và cành đó sẽ mất năng suất.
Thực chất sâu đục thân hoặc hầu hết các loài sâu đục thân là sâu non của cá loài bọ cánh cứng thuộc họ xén tóc. Vì thế hãy nhớ rằng đừng quá vui mừng thấy chúng xuất hiện hay thực hiện bảo tồn các loài bọ xén tóc trên vườn bởi vì chúng chính là trưởng thành và chúng đang tới để đẻ trứng lên cây của bạn. Vì thế hãy tiêu diệt chúng.
Rầy chổng cánh (Apsylla cistellata) là một loài gây hại quan trọng khác trên xoài, Những năm gần đây đang lan rộng và có tầm ảnh hưởng quan trọng về kinh tế. Cần phân biệt rầy chổng cánh hại xoài và hại cây có múi lan truyền bệnh Huanglongbing là 2 loài hoàn toàn khác nhau. Rầy chổng cánh là loài côn trùng hút nhựa cây có kích thước từ 1-10 mm và màu nâu đen, không dễ nhận thấy do ngụy trang. Sâu non của rầy hút nhựa từ các chồi đang phát triển. Kết quả là những chồi non này bị còi cọc và biến dạng sau đó phát triển thành những túi mật màu xanh lá cây hình nón cứng và những con nhộng vượt qua mùa đông bên trong túi mật của chúng. Chồi non bị gây hại sẽ không có khả năng hình thành hoa và quả.
Hình ảnh: Rầy chổng cánh hại xoài và sâu năn ăn lá xoài
Một số loài bọ trĩ cũng gây hại khá nghiêm trọng, đặc biệt là Scirtothrips dorsalis và những loài khác. Với bọ trĩ thì cũng giống như rầy và rệp sáp cả con trưởng thành và con non đều có khả năng gây hại cho cây Và khác biệt ở chỗ chúng tấn công tất cả các bộ phận của cây. Trên thực tế, lá cây khi bị tấn công vào chúng ta sẽ thấy có màu trắng bạc xuất hiện. Đối với những lá non hơn chúng sẽ bị cụp xuống và rụng hàng loạt. Cụm hoa bị nó tấn công dẫn đến đậu trái kém. Nhưng quan trọng nhất là trên trái cây, nó sẽ làm cho vỏ trái cây bị chảy nhựa, sau đó, phần bị ảnh hưởng sẽ phát triển xuất hiện các vết chai sần và làm cho quả mất chất lượng dẫn đến giảm giá trị thị trường.
Hình ảnh: Bọ trĩ hại xoài
Tiếp theo là giòi bông xoài (Erosomyia indica và Dasineura amaramanjarae). Hai loài này thường tấn công vào chùm hoa. Trưởng thành của loài này giống như con muỗi và sẽ đẻ trứng vào mầm hoa giai đoạn đang phát triển. Hậu quả là toàn bộ cụm hoa sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến không có quả.
Sâu năn lá xoài (Erosomya magferae) là một loài gây hại quan trọng khác trên xoài. Trứng được đẻ ở mặt dưới của lá, sau khi nở sâu non sẽ ăn các mô của lá bằng cách khoét sâu vào phần phiến lá khiến cho lá xoài nổi lên các mụn nhỏ giống như các gai hoặc tròn hơn. Hậu quả là lá bị biến dạng và rụng sớm.
Rệp vảy (Chloropulvinaria polygonata, Aspidiotus destructor) là một loài gây hại khác thường tấn công lá và cả quả, nhưng mức độ nghiêm trọng thường thấy nhiều hơn trên quả. Chúng ta có thể thấy những con rệp vảy giống như những chiếc vảy bám trên bề mặt quả và chích hút nhựa cây, làm cho trái cây héo và rụng.
Hình ảnh: Rệp vảy xoài