Cây xoài - Nhận diện sâu bệnh và IPM Phần 1

Trần Minh Khang
Th 7 03/06/2023

Xoài là một loài cây khá phổ biến ở miền nam Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế lớn lao cho người nông dân. Về kỹ thuật trồng xoài thì có nhiều rồi hôm nay tôi sẽ tổng hợp lại các loại sâu bệnh hại cây xoài và đưa ra khái niệm quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây xoài để mọi người cùng tìm hiểu nhé. Đầu tiên chúng ta phải hiểu được sinh vật gây ra dịch hại là gì vì trong IPM chỉ quản lý dịch hại chứ không quản lý sinh vật, do đó chúng ta cần rõ khái niệm trước khi đi vào áp dụng.

Sinh vật gây dịch hại là bất kỳ sinh vật nào có mật độ tăng đến mức gây thiệt hại về kinh tế đối với mùa màng hoặc gây tác động nguy hiểm đến sức khỏe cho con người và gia súc. Từ dịch hại có nguồn gốc từ tiếng Pháp

Dịch hại có thể là bất cứ thứ gì, không chỉ có côn trùng, nó có thể là giun tròn, nó có thể là ve, ốc, sên, vv và thậm chí cả động vật có vú như chuột và chim, nhưng trong bài viết này chúng tôi chủ yếu tập trung vào côn trùng như một loài gây hại chính. 

Hiện nay mức độ tổn thất mà côn trùng có thể gây ra trong trồng trọt là bao nhiêu? 

Theo nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của côn trùng đối với nông nghiệp thì, cùng với các nhóm sinh vật khác trong giới động vật, côn trùng được cho là đóng góp gần 26% thiệt hại cho hệ sinh thái trồng trọt, cỏ dại chiếm lượng gây thiệt hại lớn hơn (33%), thiệt hại do các loài gặm nhấm và những loài khác gây ra là khoảng 15%. 

Vì vậy trong bài viết này định nghĩa Sâu bọ bao gồm côn trùng, tuyến trùng, ve, ốc, sên, v.v. và động vật có xương sống như chuột, chim, v.v. và tất cả các loài khác có khả năng gây hại cho cây trồng. 

Khái niệm về IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp)

Để hiểu chính xác quản lý dịch hại tổng hợp có nghĩa là gì và khi nào cần áp dụng phần quản lý dịch hại tổng hợp thì điều đầu tiên rất cần thiết là chúng ta phải biết các khái niệm về quản lý dịch hại tổng hợp. Nó bao gồm: 

1. Tìm hiểu hệ sinh thái nông nghiệp:

Khái niệm đầu tiên và quan trọng nhất là hiểu hệ sinh thái nông nghiệp có nghĩa là nó bao gồm các thực thể khác nhau như ao rừng nông nghiệp, .v.v. Trong khi hệ sinh thái nông nghiệp ít đa dạng hơn hệ sinh thái rừng vì nó dễ bị ảnh hưởng bởi các các sự kiện thảm họa bất thường của dịch hại ví dụ như hệ sinh thái nông nghiệp này sẽ liên tục bị con người thao túng từ việc áp dụng các công thức sản xuất nông hóa học khác nhau nhằm mục đích để nâng cao cây trồng, do đó hệ sinh thái nông nghiệp này rất dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh khác nhau. 

2. Quy hoạch hệ sinh thái nông nghiệp:

Khái niệm quan trọng tiếp theo là quy hoạch hệ sinh thái nông nghiệp trước khi triển khai hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp. Trong sản xuất cây trồng chúng ta phải hiểu rõ hoặc chúng ta phải lập kế hoạch quy hoạch sản xuất trong hệ sinh thái nông nghiệp. Có thể nằm ở việc chọn giống hoặc lai tạo. Để đưa ra một ví dụ nếu chúng ta chọn một số giống mẫn cảm với sâu bệnh mà trồng ở nơi có cường độ sâu bệnh hại cây đó cao hơn ở một số địa phương nhất định khác thì không nên chọn giống đó vì nó thu hút sâu bệnh và phải tăng cường các biện pháp cũng như phương pháp phòng trừ sâu bệnh. 

Ví dụ trên cây bông trong đó dịch hại quan trọng là rầy chích hút phần non và lá, nó là một trong những sâu hại quan trọng trên cây bông và nó có xu hướng tấn công nhiều vào các loại giống bông ít lông và trơn nhẵn hơn là tấn công vào các giống bông nhiều lông. Do đó chúng ta có thể chọn các giống bông có đặc tính ít bị sâu bệnh tấn công để trồng ở nơi có mật độ rầy trích hút cao.

3. Chi phí / lợi nhuận và Lợi nhuận / Rủi ro:

Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến Chi phí / lợi nhuận. Nó sẽ quyết định các quyết định khác nhau đối với việc áp dụng các sản phẩm trồng trọt khác nhau, phương thức sản xuất và các các yếu tố áp dụng trong trồng trọt khác. 

Chi phí / lợi ích phải < 1 thì người sản xuất mới có lãi và mói có chi phí để áp dụng các phương thức sản xuất khác nhau . 

Và một loại khác là Lợi ích / Rủi ro cung cấp một phương tiện để đánh giá các lợi ích kinh tế liên quan so với rủi ro trong việc kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật. Thông thường câu hỏi lúc này đặt ra trong đầu người sản xuất đó là phun thuốc hay không phun thuốc sẽ có lợi nhiều hơn.

4. Khả năng chịu thiệt hại của dịch hại (Ngưỡng kinh tế):

Nó đề cập chi tiết về các thông số khác nhau liên quan đến việc ra quyết định quản lý dịch hại. Đó là mức ngưỡng về kinh tế và mức độ thiệt hại kinh tế là rất quan trọng trong tiêu chí IPM. Người ta phải luôn quản lý dịch hại dưới mức thiệt hại kinh tế cho phép, do đó chúng ta sẽ thu được lợi ích cao hơn từ chiến lược sản xuất cụ thể. 

Ngưỡng kinh tế là một ngưỡng mà chúng ta có thể chịu thiệt hại do cây trồng gây ra mà không cần áp dụng các biện pháp xử lý, hoặc hiểu đơn giản là tại đó nếu áp dũng các biện pháp quản lý dịch hại thì chi phí áp dụng sẽ lớn hơn thiệt hại do dịch hại gây ra.

 Ví dụ như sâu khoang và sâu xanh là hai dịch hại quan trọng của cây lạc nhưng khi cây lạc đạt bảy mươi đến tám mươi ngày dù chúng ta có ghi nhận hơn 50% số lá bị hại thì năng suất vẫn sẽ không giảm nhiều do đó tiền phun thuốc có thể sẽ nhiều hơn tiền thiệt hại do sâu gây ra. Và một ví dụ khác trong trường hợp cây hướng dương, sáu lá trên cùng của chúng rất quan trọng. trong sản xuất nên ngay cả khi lá dưới bị rụng nhiều cũng không làm giảm nhiều về năng suất do đó hãy chỉ quan tâm giữ lấy 6 lá trên cùng, nếu lá dưới bị bệnh chúng ta hoàn toàn có thể ngắt bỏ đi. 

5. Để lại tàn dư dịch hại:

Phương pháp này nghe có vẻ ngược và dường như đang đi ngược lại các phương pháp quản lý sâu bệnh đã từng biết đó là tiêu hủy tàn dư. Tuy nhiên phương pháp này sẽ chỉ áp dụng đối với các loài sâu hại là chủ yếu còn đối với bệnh hại thì mọi người phải hết sức thận trọng và phải là người có chuyên môn thực hiện. Và cũng chỉ áp dụng phương pháp này sau khi đã thu hoạch xong và đồng ruộng bước vào giai đoạn nghỉ không quyết định tới năng suất cây trồng.

Theo đó, Việc chúng ta để lại tàn dư dịch hại thì chúng ta cũng sẽ làm gia tăng sâu bệnh và thiên địch của nó và tàn dư đó chính là nguồn thức ăn để cho thiên địch của chúng sinh sôi và do đó chúng cũng có thể bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm do thuốc trừ sâu do lượng thuốc chúng ta sẽ phải phun ít đi. 

Các loài thiên địch được nhân lên có thể là các loài  ký sinh và động vật ăn thịt, do đó chúng sẽ làm giảm quần thể dịch hại xuống dưới ngưỡng ảnh hưởng kinh tế, vì vậy đó là lý do tại sao luôn quan niệm quản lý dịch hại là ngăn chặn tốt nhất nhưng không diệt trừ dịch hại triệt để .

6. Thời điểm của các phương pháp phòng trừ (hay điều trị):

Một khái niệm quan trọng khác là thời gian của các phương pháp phòng trừ. Vì chúng ta đều thống nhất rằng việc phòng trừ dịch hại sẽ liên quan rất nhiều tới thuốc trừ sâu cho nên nếu việc phun quá nhiều thuốc trừ sâu vào thời điểm không cần thiết sẽ gây ra tác động rất xấu đến môi trường xung quanh. Do đó xác định thời điểm tiến hành các biện pháp hóa học này rất quan trọng.

Nếu đang là thời điểm quan trọng của cây trồng đối với việc quyết định năng suất thì sự xuất hiện của sâu bệnh hại là rất mẫn cảm trong giai đoạn này, và do đó chúng ta cần xác định thời điểm phun thuốc hóa học cho thích hợp. Nếu xác định đúng thời điểm chúng ta sẽ chỉ cần phun một lần duy nhất đã có thể đưa được dịch hại xuống dưới ngưỡng kinh tế và do đó chúng ta có thể sử dụng ít lượng thuốc bảo vệ thực vật hơn và sẽ giảm ô nhiễm môi trường cũng như có được lợi ích về kinh tế nhiều hơn.

Do đó thông thường trên vườn cây sẽ sử dụng các loại bẫy để kiểm soát côn trùng cũng như thăm đồng ruộng thường xuyêm, khi thấy sự xuất hiện của dịch hại bắt đầu ở mức bùng nổ thì sẽ tiến hành phun thuốc và sẽ đưa ngay dịch hại xuống dưới ngưỡng ảnh hưởng về kinh tế.

7. Sự hiểu biết và chấp nhận của cộng đồng:

Một phương pháp công nghệ mà nó không được chấp nhận hoặc nếu người tiêu dùng cuối cùng không thể hiểu được và không chấp nhận thì nó sẽ không được sử dụng hoặc triển khai, đó là lý do tại sao cần giáo dục nhiều về khái niệm và hiểu biết về IPM cho người dân. 

Rõ ràng rằng IPM ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng hiện nay rất nhiều vườn cây không áp dụng mà vẫn lạm dụng thuốc hóa học thường xuyên điều này thể hiện người dân cần biết nhiều hơn về IPM cũng như các phương pháp của IPM.

Tôi tin rằng nhiều người chỉ chớm thấy sâu bệnh hại đã phun thuốc mà có khi phun cả vào giai đoạn không ảnh hưởng tới năng suất, việc làm này chỉ khiến cho người phun ảnh hưởng thêm vào kinh tế mà thôi, nếu như họ chờ tới khi dịch hại đạt ngưỡng thì chỉ cần phun một lần là đủ. 

Ngoài ra ở Việt Nam có 4 nguyên tắc và 5 biện pháp của IPM, các bạn có thể tham khảo thêm, đó là:

4 nguyên tắc của IPM:

  • Trồng cây khỏe

  • Bảo vệ thiên địch

  • Thường xuyên thăm đồng hàng tuần

  • Nông dân trở thành chuyên gia

5 Biện pháp của IPM:

  • Biện pháp canh tác kỹ thuật: Canh tác đúng kỹ thuật, thời vụ, làm đất,…

  • Biện pháp sử dụng giống: Giống khỏe, giống kháng bệnh,…

  • Phân bón: Tăng cường phân hữu cơ, bón phân đúng cách,…

  • Biện pháp đấu trinh sinh học và phòng trừ sinh học.

  • Biện pháp hóa học

Viết bình luận của bạn
Nội dung bài viết