Bọ cánh cứng Nhật Bản
Trần Minh Khang
Th 7 03/06/2023
BỌ CÁNH CỨNG NHẬT BẢN
Như đã nói ở bài về bọ đậu Mexico, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một loài côn trùng khác gây hại giống như bọ đậu Mexico đó chính là bọ cánh cứng Nhật Bản.
Hình ảnh: Bọ cánh cứng Nhật Bản
Tên tiếng việt | Bọ cánh cứng Nhật Bản |
Tên tiếng anh | Mexican been beetles |
Giới | Động vật |
Ngành | Chân đốt |
Lớp | Côn trùng |
Bộ | Cánh cứng |
Họ | Bọ hung |
Chi | Popillia |
Loài | Popillia Japonica |
Cách nhận biết và kiểm soát bọ cánh cứng Nhật Bản
Bọ cánh cứng Nhật Bản (Popillia japonica) là loài bọ cánh cứng màu xanh lá cây óng ánh, mang một mối đe dọa lớn vì chúng là loài đa thực và sẽ ăn nhiều loại thực vật. Thông thường thì chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường thiệt hại do bọ gây ra đó là phần phiến lá bị ăn hết và chỉ còn lại phần gân lá như bộ xương của lá.
Bọ cánh cứng Nhật Bản là gì?
Bọ cánh cứng Nhật Bản là một loài đa thực và không phân biệt loại cây mà chúng sẽ ăn, mặc dù chúng có những loài yêu thích (như hoa hồng). Trên thực tế, chúng được xếp vào nhóm gây hại cho hàng trăm loài cây khác nhau. Chúng là một trong những loài côn trùng gây hại lớn cho mùa màng nếu như không được kiểm soát kịp thời.
Tip: Loài côn trùng này từng gây hại cực lớn cho mùa màng tại Mỹ chứ không phải Nhật Bản.
Trước khi loài bọ cánh cứng này tình cờ du nhập vào Hoa Kỳ vào đầu những năm 1900, loài bọ cánh cứng Nhật Bản chỉ được tìm thấy trên các hòn đảo của Nhật Bản, bị cô lập bởi nước và được các loài săn mồi tự nhiên của chúng kiểm soát số lượng. Thật không may, Một cách tình cờ nào đó đã khiến cho loài bọ cánh cứng này du nhập gần như tới khắp nơi trên thế giới.
Nhận biết
Làm thế nào để xác định bọ cánh cứng Nhật Bản
Bọ cánh cứng Nhật Bản con trưởng thành có chiều dài 12 mm với đầu màu xanh lam ánh kim loại. Chúng có lưng màu đồng, đôi cánh rám nắng và những sợi lông nhỏ màu trắng trải dài mỗi bên bụng. Bọ cánh cứng Nhật Bản thường kiếm ăn theo nhóm nhỏ.
Ấu trùng bọ cánh cứng Nhật Bản có màu trắng, hình chữ C và tồn tại trong đất. Chúng sẽ ăn rễ cây và hầu như ăn rễ của tất cả các loại cây mà chúng gặp. Sau đó con non này sẽ lột xác trở thành con trưởng thành và thường xuất hiện vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè.
Hình ảnh: Sơ đồ vòng đời của bọ cánh cứng Nhật Bản
Khi trưởng thành, chúng không sống lâu nhưng chúng rất phàm ăn. Chúng tấn công thực vật theo nhóm, đó là lý do tại sao thiệt hại rất nghiêm trọng. Mặc dù Vòng đời của bọ cánh cứng Nhật Bản trưởng thành chỉ là 40 ngày, Nhưng dường như mật độ lớn chính là yếu tố quyết định sự phá hoại mạnh của loài này. Loài này di chuyển rất mạnh cho nên bạn rất khó kiểm soát vì chúng cỏ thể bay từ nơi khác tới phá hoại.
Hình ảnh: Bọ cánh cứng Nhật Bản gây hại nặng trên lá cây. Nguồn ảnh: Đại học Bang Ohio.
Dấu hiệu nhận biết bọ hại Nhật Bản
Bọ cánh cứng Nhật Bản ăn nhiều loại hoa và cây trồng (bọ trưởng thành tấn công hơn 300 loại cây khác nhau), nhưng có vẻ như loài này bị thu hút hơn cả ở những cây là có độ cứng vừa phải và ít nước như hoa hồng, đậu đỗ, nho,…
Lá và hoa có xương
Bọ cánh cứng Nhật Bản nhai mô lá từ giữa các gân lá, để lại bộ xương viền (gân lá). Bạn sẽ biết ngay lập tức khi nhìn thấy những chiếc lá bị “tạo xương ” (tức là chỉ còn lại gân lá). ( Tuy nhiên, Bọ đậu Mexico cũng có triệu chứng gây hại tương tự vì thế chúng ta nên soi đèn buổi tối và kiểm tra cho chắc chắn trưởng thành gây hại là loài nào).
Bọ cánh cứng Nhật Bản thường không cách xa lá bị hại, vì vậy hãy kiểm tra cây thật kỹ. Cũng để mắt đến mặt đất bên dưới cây; theo phản xạ, bọ cánh cứng có thể rơi khỏi cây nếu bị tác động.
Kiểm soát và phòng ngừa bọ cánh cứng Nhật Bản
Cách để Thoát khỏi Bọ cánh cứng Nhật Bản
May mắn thay, trong các biện pháp làm vườn, bao gồm tưới nước và bón phân, sẽ làm giảm tác động của thiệt hại do những con bọ này gây ra, nhưng đôi khi bạn chỉ cần loại bỏ chúng bằng tay. Đây là một số ý tưởng:
Nhặt bằng tay: Đối với khu vườn nhỏ và mật độ gây hại ít chúng ta hoàn toàn có thể bắt bằng tay loại côn trùng này. Soi và tìm xung quanh cây và bắt trưởng thành cho vào hộp đựng nước xà phòng chúng sẽ bị trơn và không thể chạy chốn được.
Dầu Neem: Ngăn bọ trưởng thành ăn bằng cách phun dầu Neem lên cây. Dầu neem và thuốc xịt có chứa kali bicromat có phần nào hiệu quả, đặc biệt là trên hoa hồng. Bọ cánh cứng trưởng thành ăn một chất hóa học trong dầu neem và truyền chất này vào trứng của chúng, và kết quả là ấu trùng chết trước khi chúng trở thành con trưởng thành.
Lưu ý: Neem có thể gây hại cho cá và các sinh vật thủy sinh khác, vì vậy không sử dụng nó gần hồ, sông và ao. Nó phải được bôi lại sau khi mưa.
Che hàng: Bảo vệ cây trồng của bạn khỏi bọ cánh cứng Nhật Bản bằng các lớp phủ hàng giống như đối với nho. Tuy nhiên chúng sẽ ngăn cản cả các loài thụ phấn nên khi cây đến mùa giao phấn thì cần gỡ lớp phủ này đi.
Biện pháp hóa học: Trình bày ở dưới.
Hoặc, hãy thử giải pháp tự chế này : Trộn 1 thìa cà phê nước rửa chén với 1 cốc dầu thực vật và lắc đều; sau đó thêm nó vào 1 lít nước. Thêm 1 cốc cồn và lắc mạnh để tạo nhũ tương. Đổ hỗn hợp này vào bình xịt và sử dụng cách nhau mười ngày đối với sâu bệnh.
Cảnh báo: Thuốc xịt tự chế có thể có nhiều nguy cơ làm hỏng lá cây hơn, vì vậy hãy cẩn thận và sử dụng một cách tiết kiệm. Trước tiên, bạn nên thử một chút nước xịt lên một phần nhỏ của cây, đợi 24 giờ để xem có phản ứng bất lợi nào không và — nếu không — hãy tiến hành phun phần còn lại của cây. Phun thuốc vào buổi sáng, không có nắng hoặc ở nhiệt độ trên 32º C. Nếu cây của bạn bắt đầu héo, hãy rửa sạch lá ngay lập tức bằng nước sạch.
Bẫy bọ cánh cứng Nhật Bản: Bẫy mục tiêu màu vàng được mồi bằng chất dẫn dụ pheromone có tác dụng kiểm soát số lượng lớn bọ cánh cứng, nhưng đôi khi thu hút bọ cánh cứng hơi quá tốt. Vì vậy không nên đặt bẫy gần cây trồng mà nên đặt xa cây trồng tránh trường hợp bọ từ khắp nơi đổ về quanh khu vực bẫy và gây hại cho cây trồng gần bẫy.
Bẫy Cocktail trái cây: Bạn có thể mua đủ loại bẫy bọ của Nhật Bản, nhưng hầu hết không hiệu quả hơn một lon cocktail trái cây. Mở lon và phơi nắng một tuần để lên men. Sau đó, đặt nó lên trên những viên gạch hoặc khối gỗ trong một cái thùng sáng màu, và đổ đầy nước vào thùng ngay dưới miệng lon (không được ngập miệng lon. Đặt thùng cách cây bạn muốn bảo vệ khoảng 8 mét. Bọ cánh cứng sẽ lao đầu để tìm mồi ngọt, rơi xuống nước và chết đuối. Nếu mưa làm loãng mồi, hãy bắt đầu làm lại.
Biện pháp sinh học:
Sử dụng nấm Metarhirium anisopliae phun lên cây sẽ có tác dụng phòng trừ khi bọ cánh cứng Nhật Bản xuất hiện.
Biện pháp hóa học:
- Khi mật độ côn trùng gây hại này đã quá mức kiểm soát hoặc diện tích canh tác quá lớn dẫn tới các phương pháp ở trên không còn hiệu quả nữa thì bắt buộc phải chuyển sang phương pháp hóa học để tiêu diệt loài côn trùng gây hại này.
- Một số hoạt chất được phép sử dụng tại Việt Nam có thể kể tới như Emamectin benzoate (Avermectin B1a 90% + Avermectin B1b 10%) tỏ ra khá hiệu quả trong việc trừ loại côn trùng này. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc vị độc khác và phun theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất in trên vỏ sản phẩm, Sau khi phun phải thực hiện cách ly đầy đủ theo quy định.
- Một số hoạt chất khác cũng có thể được sử dụng hiệu quả như Rotenone 5% (5 g/l) (5g/l) + Saponin 14.5% (145g/l) (145 g/l). Dimethoate.
Tham khảo các loại thuốc sau: Fastac 5EC, Hopsan 75EC, Chloferan 240 SC
Tham khảo thêm: Lưới che ngăn côn trùng
Làm thế nào để phòng bọ cánh cứng Nhật Bản
Thật không may, không có thuốc thật sự đặc trị để loại bỏ hoàn toàn loài gây hại này. Để phòng ngừa chung, chúng tôi khuyên bạn nên giữ cho vườn thông thoáng, làm đất kỹ trước khi trồng và nếu được thì ngâm nước đất trước khi trồng để hạn chế tác hại của sâu non. Ngoài ra loại bỏ tàn dư và các lá già, cũng như thu hoạch quả ngay sau khi chín không để bất kì phần nào trên cây bị thối kể cả quả hay lá hay thân vì chúng sẽ thu hút bọ tới phá hoại khu vườn. Ngoài ra có thể thử các mẹo sau nếu như có điều kiện:
- Chọn cây phù hợp: Chọn những loại cây mà bọ cánh cứng Nhật Bản sẽ không bị thu hút. Thông thường những cây ít bị bọ cánh cứng Nhật Bản phá hoại đó là những cây có lá mọng nước, là nhỏ hoặc lá rất cứng. Tránh các cây có tán rộng, phiến mỏng và ít mọng nước sẽ bị gây hại nặng.
- Vi sinh vật đối kháng: Bạn có thể phun hoặc cấy vi sinh vào đất trước để ký sinh và tiêu diệt sâu non của bọ cánh cứng Nhật Bản. Phương pháp này tỏ ra rất hiệu quả khi phun vào thời kì cày xới đất và gần như ấu trùng trong khu vực phun đều bị tiêu diệt tuy nhiên phương pháp này cũng rất tốn kém vì để hiệu quả sẽ phải phun cả những vùng đất lân cận, nếu chỉ phun nguyên khu vực canh tác thì khi tới mùa trưởng thành sẽ lại xuất hiện từ nơi khác bay đến.
- Chuẩn bị đất canh tác: Nếu như điều kiện cho phép bạn nên giữ cho nước ngập trong đất khoảng 1 tuần trước khi trồng, trong thời gian ngâm nước bạn có thể thêm các loại thuốc cỏ để làm hỏng hạt cỏ sẽ hỗ trợ cỏ dại sau này cũng như thêm thuốc trừ sâu sẽ tuyệt đối tiêu diệt hết côn trùng gây hại đang trốn trong đất.
- Dùng màng che phủ: Có thể dùng lưới hay nilon tạo thành các hàng che phủ cho cây trồng không bị côn trùng xâm nhập và tấn công. Tuy nhiên chúng cũng cản trở côn trùng có lợi tới giao phấn cho cây vì thế khi cây tới kỳ giao phấn hãy gỡ màng ra để cây có thể thụ phấn.